Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2010

Phạm Duy





Tiểu sử


Giọt mưa trên lá
Nước mắt mẹ già
Lã chã đầm đìa
Trên xác con lạnh giá

Giọt mưa trên lá
Nước mắt mặn mà
Thiếu nữ mừng vì
Tan chiến tranh chồng về . . . . . . .

Đó là lời ca của một ca nhân trong buổi trình diễn tại Institut Francais ở Saigon vào đêm 28 tháng 11 năm 1974, một người mà người Pháp trong Institut này đã gọi là thi nhân của ca khúc Việt Nam (le poète de la chanson vietnamienne). Nhưng đối với dân chúng Việt Nam thì Phạm Duy còn là một trong những người, từ cuối thập niên 30, đã thành lập một nền nhạc mới thường được gọi là Tân Nhạc (nouvelle musique).

Trong khi các người khác đi theo xu hướng nhạc Âu Tây thì Phạm Duy chủ trương nhạc Việt Nam loại mới phải khởi nguồn từ nhạc dân ca cổ truyền, và suốt trong 50 năm qua, trong chiến tranh cũng như trong hoà bình, Phạm Duy đã sáng tác khoảng trên dưới 1,000 ca khúc, nói lên niềm vui, nỗi buồn, vinh quang, tủi nhục... của người Việt trong một thời kỳ sôi động nhất của lịch sử.

Phạm Duy xuất thân từ một gia đình văn nghiệp. Cha là Phạm Duy Tốn thường được xem như nhà văn xã hội đầu tiên của nền Văn Học Mới ra đi hồi đầu thế kỷ. Tác phẩm của Cụ Tốn được đưa vào học trình Trung Học, đăng trong các sách giáo khoa ví dụ những bài Sống Chết Mặc Bay, Một Cảnh Thương Tâm... Anh là Phạm Duy Khiêm, Giáo Sư Thạc Sĩ, Cựu Đại Sứ Việt Nam tại Pháp Quốc, văn sĩ Pháp văn, tác giả những cuốn Légendes Des Terres Sereines, Nam Et Sylvie, De Hanoi à Lacourtine...

Phạm Duy sinh tại Hà Nội năm 1921, theo học các Trưng Trung Học Thăng Long, Cao Đẳng Mỹ Thuật, Kỹ Nghệ Thực Hành, tự học nhạc và đi huấn nghệ tại Pháp trong 2 năm 1954-1955, học trò của Robert Lopez và bàng thính viên tại Institut de Musicologie, Paris...


Khởi sự đi nhạc của mình là một ca sĩ trong gánh hát Đức Huy, đi hát lưu động từ Bắc qua Trung vào Nam trong những năm 1943-1945. Là người đầu tiên hát nhạc cải cách trên đài Radio Indochine ở Sàigòn vào năm 1944, mỗi tuần, trình bày 2 lần.

Rồi trở thành cán bộ văn nghệ trong cuộc Kháng Chiến chống Pháp và
là một trong những người thành công nhất trong những người soạn nhạc lúc đó.

Kết duyên với ca sĩ Thái Hằng và là người đã đóng góp vào sự thành lập của ban hợp ca nổi danh trong thập niên 50 là ban Thăng Long, thành phần của ban này là anh em ruột của Thái Hằng. Vào giữa thập niên 60, các con của Phạm Duy, Thái Hằng cũng theo nghề nhạc và trở nên những ca nhạc sĩ trong loại nhạc trẻ và đã tự thành lập một ban nhạc combo gọi là The Dreamers. Duy Quang và Thái Hiền là hai giọng ca sáng giá trong 2o năm qua. Duy Cường thì được coi như một arrangeur có hạng. Những người con của Phạm Duy đã mở phòng thu thanh và nhà ấn hành sách nhạc, băng nhạc là Dream Studio và PDC Musical Productions.

Phạm Duy đã chia sự nghiệp của mình ra nhiều giai đoạn :

* Khởi đi từ dân ca, phản ánh người dân Việt Nam trong thời đấu tranh giành độc lập rồi tới trường ca là liên khúc của nhiều bài dân ca, nói lên cái vĩ đại của dân tộc Việt.

* Sau đó là tâm ca, những bài ca thức tỉnh lương tâm, phản đối bạo lực và lòng phi nhân.

* Tới đạo ca, mang tính chất thiền ca, là những bài hát đi tìm sự thật.

* Rồi tới tục ca, những bài hát tiếu lâm nói thẳng vào cuộc đi đầy rẫy ngụy thiện.

* Tới bé ca, nữ ca và bình ca là những khúc hoan ca.

Ngoài ra, còn những tình khúc mà suốt 50 năm qua, trải qua nhiều thế hệ, hầu hết đôi tình nhân Việt Nam nào cũng đều hát tới và sẽ nhớ mãi.

Ngoài việc viết nhạc và đi hát rong, Phạm Duy còn là tác giả của nhiều sách và bài báo chuyên về khảo cứu nhạc Việt, sau khi ông đã làm Giáo Sư về Khoa Nhạc Ngữ tại Trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon.Cuốn Đặc Khảo Về Dân Nhạc Việt Nam tức Musics of Viet Nam đã được ấn hành bằng Việt ngữ và Anh ngữ. Loạt bài về Lược Sử Năm Mươi Năm Tân Nhạc Việt Nam đang được đăng trên một số báo.Cuốn sách Đường Về Dân Ca đã được xuất bản năm 1990 do nxb Xuân Thu ấn hành.

Sau biến cố tháng Tư năm 1975, Phạm Duy và gia đình di cư qua Hoa Kỳ, cư ngụ tại Thành phố Giữa Đàng (MIDWAY CITY) gần Los Angeles.

Người ca sĩ này vẫn tiếp tục hành nghề hát rong và trong 25 năm qua, ông đã thường xuyên có mặt tại hầu hết các cộng đồng Việt Nam trên khắp thế giới, đ hát những bài thuộc loại mới mà ông vừa soạn ra từ 75 là :
* tỵ nạn ca
* ngục ca và
* hoàng cầm ca.

Phạm Duy đã thực hiện những cuốn băng hồi tưởng trong đó có hát lên và nói vào từng loại ca mà ông đã soạn ra trong nửa thế kỷ qua.


Rồi sau khi đã dành quá nửa đi mình cho nhạc đơn điệu, từ 1988, với sự cộng tác của Duy Cường, ông bước qua giai đoạn nhạc đa điệu (polyphonique).
Những tác phẩm có tính chất đại nhạc tuần tự ra đời, hoặc là những nhạc phẩm hoàn toàn mới hoặc là những nhạc phẩm đơn điệu cũ nay được phóng tác thành nhạc đa điệu như: Người Tình Già Trên Đầu Non, Hát Cho Năm 2000, Bầy Chim Bỏ Xứ, Đạo Khúc Thiền Ca, Trường Ca Hàn Mặc Tử, Con Đường Cái Quan Nhạc Hòa Tấu, Mẹ Việt Nam Nhạc Hòa Tấu ...

Là người đầu tiên đem nhạc Việt Nam vào compact disc, Phạm Duy cũng là người đầu tiên đem nhạc mình vào CD-ROM là bản trường ca Con Đường Cái Quan Multimedia.

Tác phẩm nghệ thuật mới nhất của ông là Minh Hoạ Kiều Phần III (đĩa compact disc thứ hai trong bộ 4 đĩa) vừa hoàn thành vào tháng 11/2004.

Nhạc sĩ Phạm Duy đã quyết định hồi hương vào tháng 5/2005.





Phạm Duy: Real name Phạm Duy Cẩn, Vietnam’s most prolific song-writer and lyricist. Born on October 5, 1921 in Hà Nội, by Sword Lake, he was the youngest son of the early 20th century journalist, reformer, and fiction writer Phạm Duy Tốn. He wrote his first song, “Cô Hái Mơ,” (“The Young Lass Picking Apricots”) in 1942, while still an amateur singer and guitarist. He got his professional start early in 1944 when he joined the “Gánh Đức Huy Charlot Miều,” a cải lương opera troupe. He toured the length and breadth of the country for two years with this troupe, entertaining audiences as a between-acts singer of “tân nhạc” or “new music,” while in the meantime gaining a familiarity with the folk music of every region he passed through. In 1946 he joined the Viet Minh resistance, first as a guerilla fighter and then as a member of various arts units whose mission was to entertain and inspire the soldiers. In this period he wrote patriotic songs, such as “Xuất Quân” (“Bringing Out the Troops”), songs in folk style, such as “Ru Con” (“Lullaby”), and songs of romantic yearning, such as “Bên Cầu Biên Giới” (“By the Border Bridge”). These songs all achieved instant popularity. It was in this period also that he met and married the singer and actress Thái Hằng (the sister of the song-writer Phạm Đình Chương and the singer Thái Thanh), with whom he had eight children, six of whom, Duy Quang, Duy Minh, Duy Hùng, Duy Cường, Thái Hiền, and Thái Thảo, became well-known musicians in their own right. With much regret, he left the Việt Minh at the end of 1950 to escape ideological control, and settled in Sài Gòn early in 1951. Toward the end of 1951, he and two other musicians, Trần Văn Trạch, and Lê Thương, were arrested and confined to a cell in the Catinat prison for 120 days. Some jealous musicians with connections to the police had accused them of being Việt Minh sympa­thizers. For the next twenty-four years he dominated the muscial scene in the south. He was instrumental in establishing the Thăng Long singers, perhaps the most professional of the many performance groups that appeared in the south in this era. He excelled both in writing lyrics and in setting poems written by others. He was active in film-making in the 50s and 60s; and in the 60s did much to promote public awareness of indigenous folk music. In the late 1960s, he spearheaded the Du Ca or “Troubadour” movement, the aim of which was to combat commercialism in popular music by involving college students in the creation and performance of songs. Over the course of his career, he made hundreds of foreign songs available to Vietnamese audiences by providing them with sets of Vietnamese lyrics. He escaped to U.S. in 1975, just before the fall of the south, and, after about two years in Florida, settled in Midway City, California, next to Little Saigon. An especially inventive and ambitious composer, he is the author of about two dozen song-cycles on varied themes, each bound up in some way with the culture, history, or fate of Việt Nam. Two of the most well-known of these are Con Đường Cai Quan or “The Mandarin Road” and Mẹ Việt Nam or “Mothers of Vietnam.” Subsequent to 1975, he wrote several dozen songs reflecting the refugee experience as well as song cycles based on the poems of Hoang Cầm (a close friend of his from his period with the Viet Minh), Nguyễn Chí Thiện, and Hàn Mặc Tử. In the late 1990s he began writing Minh Hoạ Kiều or “Illustrations of Kiều” using as texts excerpts from Nguyễn Du’s celebrated poem. Throughout the period from1975 to1999, he went on international tours as a lecturer, singer, and guitarist to promote his song cycles. In 2000, at the age of 79, he began making return trips to Việt Nam, where he was warmly welcomed everywhere by private people and government figures, though the Vietnamese socialist regime had banned the public performance of his music ever since 1975. In May, 2005, he returned to Vietnam for good, and the government began the process of lifting restrictions on the performance of his music. He is the author of a four-volume set of memoirs, a guitar method, and numerous articles and book-length studies on musical topics, including (in English) Musics of Vietnam, Southern Illinois University Press, 1975. 


1 nhận xét:

  1. Thank you so much for these English information about Pham Duy. I'm a Japanese who lived in Saigon for a while and really wanted to know more of him... Do you have any ideas if I can find records of his daughter Thái Hiền?

    Trả lờiXóa