Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2010

nhạc vàng việt nam!


Lời người viết: Lâu rồi các bạn bè thân hữu mỗi khi gặp tôi cứ hỏi “Liệu ông có viết lại các mẫu chuyện về Ca Sĩ Sài Gòn trước năm 75 được không ?”. Bởi dù gì ngày trước ở Sài Gòn tôi viết chuyên mục về điện ảnh tân nhạc cho nhiều báo và tạp chí, mà nhật báo Trắng Đen với số bán chạy nhất thời đó là chủ chốt; đồng thời cũng là sáng lập viên “Nhóm thân hữu ký giả Điện ảnh Tân nhạc Việt Nam”, thuộc “thiên lý nhãn” trăm tai ngàn mắt thời đó. Viết về giới ca nhạc sĩ Sài Gòn thời trước 1975, là viết những chuyện đằng sau hậu trường, những chuyện dính dáng vào đời tư nhưng không đến nỗi phải bồi thường “một đồng danh dự”; có thể có những vụ việc đã từng được đăng hoặc chưa được đăng trên báo, viết về người còn ở lại và người đã xa quê hương, quả thật hết sức phức tạp ! Lý do “sự thật hay mích lòng”, nhưng đã hơn 30 năm xin cứ coi đây là kỷ niệm, thật hư thế nào chính người trong cuộc sẽ hiểu nhưng vì một lẽ giản đơn “không muốn vạch áo cho gười xem lưng” đó thôi.
Cuối cùng, những phần hồi ký này chỉ trích đăng từng phần, nếu có dịp xin sẽ viết tiếp… và viết ra để những người về sau tham khảo và biết về các ca sĩ trước 1975 đang ở Hải ngoại đã thành danh như thế nào.(TV)


CA SĨ XUẤT HIỆN TỪ ĐÂU ?
Nói đến ca sĩ từ đâu đến hay nôm na từ đâu mà thành danh. Tôi chợt nhớ đến Chế Linh đầu tiên, nhớ ngay cái ngày một thanh niên gốc Chàm khúm núm đến gặp Tùng Lâm ở hậu trường rạp Olympic, một sân khấu đại nhạc hội do quái kiệt Tùng Lâm tổ chức song song với Duy Ngọc ở bên rạp Hưng Đạo vào mỗi sáng chủ nhật.
Tôi nhớ buổi sáng chủ nhật hôm đó khi anh chàng da ngâm đen tóc quăn, ăn mặc nguyên bộ đồ jean. Đến Tùng Lâm cũng không hiểu tại sao anh ta một người lạ mặt vào được tận trong hậu trường. Còn đang ngạc nhiên thì anh chàng người Chàm đã tới gặp ngay Tùng Lâm xin cho được hát vào những lúc ca sĩ còn chạy show chưa đến kịp. Tùng Lâm quyết liệt từ chối, dù lúc đó phải đóng màn chờ ca sĩ cũng không dám cho anh chàng người Chàm này lên hát, một phần do anh ta là người dân tộc thiểu số và cũng chưa từng nghe anh ta hát bao giờ. Nhưng kế tiếp những tuần sau, anh chàng người Chàm lì lợm vẫn đều đặn xuất hiện xin Tùng Lâm cho được hát, và rồi Tùng Lâm cũng đành thua sự lì lợm quá mức, đành chấp nhận cho anh ta hát một bài để thử, với lời dặn chỉ hát một bài và không có tiền "cát sê".
Tôi chứng kiến các buổi anh chàng người Chàm đến và cả buổi đầu tiên được Tùng Lâm cho hên hát một nhạc phẩm của Duy Khánh, với tên được giới thiệu là Chế Linh. Không rõ Chế Linh có được học hát hay có thiên bẫm hát theo đĩa hay băng nhạc mà nhiều nam nữ mầm non ca sĩ thường hát nhái đến thuộc lòng, đến khi bài hát chấm dứt thì hàng loạt tiếng vỗ tay nổi lên tán thưởng kèm theo những tiếng gào "bis, bis" nổi lên ầm ỉ nơi hàng ghế khán giả. Nhưng nhìn lại những người ái mộ vỗ tay gào thét kia chính là đồng hương của Chế Linh, do chính Chế Linh bỏ tiền ra mua vé cho họ vào xem và chờ đợi cái ngày hôm đó, để chỉ làm một động tác vỗ tay hoan hô và gào lên những tiếng bis, bis. Do không được ai lăng xê, không được ai kèm cặp, Chế Linh thường hát nhái theo giọng ca Duy Khánh và cả những bài hát từ Duy Khánh từng thành đạt. Và nhờ những đồng hương hàng tuần đến vỗ tay, sau này Chế Linh được Tùng Lâm nhận làm "đệ tử" trong lò đào tạo ca sĩ của mình (?).
Từ lúc đó Chế Linh mới được uốn nắn rèn giũa lại chính giọng ca của mình. Khi nói đến những lò "đào tạo ca sĩ” thường là những nơi có môi trường "lăng xê", như nhạc sĩ Nguyễn Đức có hai chương trình trên Đài truyền hình số 9 là Ban Thiếu nhi Sao Băng và chương trình Nguyễn Đức, cùng hai chương trình trên Đài phát thanh là Ban Việt Nhi, ban ABC. Còn quái kiệt Tùng Lâm có Đại nhạc Hội, và chương trình Tạp Lục trên truyền hình. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông với đoàn văn nghệ Hoa Tình Thương của TC/CTCT mà Song Ngọc đứng đầu tàu. Nhạc sĩ Ngọc Chánh có phòng trà Quốc Tế (International) và hàng loạt nhãn băng như Shotguns, Thanh Thúy, Nhạc Trẻ, Hồn Nước, Chế Linh. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ có sân khấu phòng trà Maxim's, đoàn Văn nghệ và băng nhạc mang cùng tên do hãng đĩa Việt Nam sản xuất v.v... Đây là những lò nhạc giới thiệu nhiều ca sĩ nhất trong thời gian đó. Như lò Nguyễn Đức có một lô ca sĩ họ Phương gồm Phương Hồng Loan, Phương Hoài Tâm, Phương Hồng Hạnh, Phương Hồng Quế, Phương Hồng Ngọc (Cẩm Hồng) hay trước đó là Hoàng Oanh có cả nghệ sĩ hài Thanh Hoài, Trần Tỷ. Lò Tùng Tâm giới thiệu Trang Thanh Lan, Trang Mỹ Dung, Trang Kim Yến rồi Chế Linh, Giang Tử. Lớp nhạc Bảo Thu có Thanh Mai, Thanh Tâm sau này Kim Loan; Hoàng Thi Thơ có Sơn Ca, Bùi Thiện, Họa Mi v.v…
Trở lại với Chế Linh, tuy quái kiệt Tùng Lâm có môi trường “lăng xê” nhưng về chuyên môn dạy thanh âm cho ca sĩ lại “mù tịt”; qua đó đã liên kết với nhạc sĩ Bảo Thu và Duy Khánh đào tạo hay lăng xê Chế Linh trở thành một danh ca như từng đào tạo lăng xê ra những Trang Thanh Lan, Trang Mỹ Dung, Trang Kim Yến... Vì từ lò Bảo Thu (còn là ảo thuật gia Nguyễn Khuyến) cùng Duy Khánh (khi đó ở chung cư Trần Hưng Đạo) đã cho “ra lò” nhiều ca nhạc sĩ như Quốc Dũng, Thanh Mai, Thanh Tâm, Kim Loan…
Việc liên kết giữa Tùng Lâm - Bảo Thu - Duy Khánh làm cho nhiều lò đào tạo ca sĩ bấy giờ lên cơn sốt, bởi ở đây có đủ môi trường để các tài năng trẻ thi thố tài năng, Tùng Lâm có sân khấu đại nhạc hội, Bảo Thu có chương trình truyền hình; dạy thanh âm và cung cách biểu diễn. Chế Linh nhờ vào “lò” Tùng Lâm mà thành danh cho đến ngày nay.
Tuy nhiên ngoài những lò “đào tạo ca sĩ” nói trên cũng có những ca sĩ thành danh từ những phòng trà khiêu vũ trường, trong phong trào văn nghệ học đường, đại hội nhạc trẻ, những đoàn văn nghệ do chính quyền thành lập. Như Vi Vân, Julie Quang, Carol Kim, Đức Huy, Ngọc Bích, Thúy Hà Tú (Khánh Hà - Anh Tú), Thanh Tuyền, hài có Khả Năng, Thanh Việt, Phi Thoàn, Xuân Phát...
Elvis Phương nổi danh từ lúc do Thanh Thúy khai thác phòng trà QueenBee với ông Tuất (sau thời kỳ Khánh Ly), nhưng Elvis Phương đã tạo cho mình một chổ đứng lúc còn là học sinh cùng với ban nhạc trẻ học đường. Sau đó Elvis Phương đi hát cho nhiều phòng trà nhưng do không ai dìu dắt lăng xê đến nơi đến chốn nên vẫn chỉ là cái bóng của những đàn anh đàn chị.

Khi Thanh Thúy khai thác QueenBee, có nhạc sĩ Ngọc Chánh làm trưởng ban nhạc Shotguns cùng Cao Phi Long, Hoàng Liêm, Đan Hà; và hội nhập vào làng sản xuất băng nhạc. Elvis Phương mới được biết đến từ đó. Tuy vậy Ngọc Chánh không cho mình đã tạo ra tên tuổi Elvis Phương, anh chỉ có công “lăng xê” còn giọng hát của Elvis Phương là do thiên phú hay từ môi trường văn nghệ học đường mà thành công. Các lò đào tạo ca sĩ ngoài những môi trường để dễ dàng “lăng xê” gà nhà, nhưng muốn lăng xê một ca sĩ còn phải qua nhiều cửa ải khác, như tìm một nhạc phẩm thích hợp với giọng ca để ca sĩ chọn làm bài hát tủ như người ta thường ví đo ni đóng giày. Bài hát tủ như khi nghe Phương Dung hát chỉ có bài Nổi Buồn Gác Trọ là nổi bật, nghe Túy Hồng biết đang hát nhạc của Lam Phương (cũng là chồng của Túy Hồng), nghe Thanh Thúy lúc nào cũng có bản Ngăn Cách của Y Vân, Thanh Lan với các ca khúc Bài không tên cuối cùng của Vũ Thành An hay Tình khúc... của Từ Công Phụng, Lệ Thu với Nữa hồn thương đau của Phạm Đình Chương, Thái Thanh thì chỉ có Dòng Sông Xanh nhạc Việt hóa của Phạm Duy, Khánh Ly ngoài những nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn, thường tìm cho mình con đường mới là hát nhạc tiền chiến của Đoàn Chuẩn - Từ Linh, Văn Cao. Phương Hồng Quế với Phố Đêm, Những chuyện tình không suy tư của Tâm Anh v.v...Sau khi ca sĩ có những bài hát tủ, các lò còn phải nhờ báo chí viết bài ca tụng tán dương, bỏ tiền cho các tạp chí lên ảnh bìa hay nhờ báo chí cho đứng tên một mục thường xuyên nào đó như phụ trách trang nhi đồng, giải đáp tâm tình, trả lời thư tín, nhưng các ông bầu đào tạo thường trao đổi ca sĩ cho nhau giữa các show truyền hình truyền thanh, vì ít tốn kém và hiệu quả, tạo đến tai nghe mắt nhìn cho khán thính giả một cách thực tế, được chú ý hơn. Một Phương Hồng Quế có thời gian chiếm lĩnh trọn vẹn trên truyền hình, từ show này đến show khác, được phong tặng "Tivi Chi Bảo", giữ trang Vườn Hồng, Họa Mi trên báo Tin Điển, Chuông Mai, Trắng Đen, Đồng Nai, Hòa Bình cùng Phương Hồng Hạnh. Nhưng ai có biết Nguyễn Đức đã bỏ ra bao nhiêu tiền để Phương Hồng Quế, Phương Hồng Hạnh được như thế ?! Chị em Thanh Thúy, Thanh Mỹ giữ mục Trả lời thư tín trên báo Tiếng Dân, sau này cô em út là Thanh Châu trên báo Trắng Đen v.v.. tất cả chỉ là cái tên trên báo, vì đã có người làm giúp viết giúp và lãnh tiền giúp, đó là những ngón nghề lăng xê ca sĩ từ các lò "đào tạo ca sĩ". Đa số các lò nhạc chỉ thích lăng xê "nữ ca sĩ" hơn nam vì có nhiều lý do, nhưng lý do dễ hiểu nhất đa số các ông thầy đều có máu dê. Có một giai thoại, người ta đồn một nhạc sĩ gốc mật vụ đệ tử Trần Kim Tuyến thời Ngô Đình Diệm, rất thích các nữ nghệ sĩ, muốn cô nào từ ca sĩ đến kịch sĩ là nhờ bọn đàn em mời về cơ quan hứa hẹn dành cho họ nhiều ưu đãi trong nghề nghiệp với điều kiện cho ông ta được "thưởng thức", sau đó giữ bí mật chuyện giữa ông ta với nàng. Chuyện bí mật đó là gì ? Trước đó tức trước khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, có lần ông nhạc sĩ mật vụ còn cao hứng đòi lấy một nữ nghệ sĩ làm vợ, khiến cô nàng sợ quá vọt trốn ra nước ngoài sống mấy năm mới dám về Sài Gòn hoạt động kĩch nghệ trở lại (cũng nhờ ra nước ngoài mà sau này được trọng vọng thành người thân cộng). Không phải người nữ nghệ sĩ này không khoái ông sĩ quan mật vụ, mà không khoái khi nghe ông bầu quái kiệt Trần Văn Trạch của “Đại nhạc hội một cây” nói đến tính bất lực của ông ta. Vậy mà sau này có những con thiêu thân “ca sĩ mầm non” đang bán phở hủ tíu chấp nhận cho ông ta được “thưởng thức” để có môi trường trở thành nữ danh ca.
TOÀN CẢNH TÂN NHẠC MIỀN NAM
Bước vào những năm 70 của thập kỷ trước, phong trào nhạc trẻ bắt đầu xâm nhập mạnh, các ca khúc lãng mạn hay lá cải gần như chìm lắng nhường cho nhạc ngoại quốc được Việt hóa, lý do bộ máy tâm lý chiến bấy giờ ra lệnh các nhạc phẩm phải có lời mang tính ca tụng người lính hay tính chiến đấu. Những nhạc phẩm sặc mùi chiến tranh tâm lý chiến như Lính dù lên điểm, Người ở lại Charlie, Đám cưới nhà binh, Hoa biển, Anh không chết đâu em, Câu chuyện chiếc cầu đã gãy, Kỷ vật cho em, Mùa thu chết v.v.. ra đời. Loại nhạc tâm lý chiến có Trần Trịnh viết cho Mai Lệ Huyền lúc đó đang còn sống chung (sau Mai Lệ Huyền lấy một đạo diễn trên Đài truyền hình số 9 rồi mới vượt biên), hát cặp với Hùng Cường thuộc loại ăn khách. Nhật Trường - Trần Thiện Thanh viết cho chính anh cùng với Thanh Lan; Còn Khánh Ly, Lệ Thu chỉ nỉ non hát những bài của Phạm Duy như Mùa Thu Chết, Kỷ vật cho em, Giọt mưa trên lá... Còn các nhạc sĩ khác không có nhạc phẩm mới chỉ cho ca sĩ nhai đi nhai lại các bài hát cũ. Vì vậy nhạc Việt hóa ăn khách do không nằm trong lệnh của bộ máy tâm lý chiến.
Những ca khúc trữ tình như Hởi người tình La-ra nhạc phim Dr.Zivago, Roméo Juliette, Giàn thiên lý đã xa, Khi xưa ta bé, Lịch sử một chuyện tình... được ra đời, xuất hiện cùng những ca sĩ ban nhạc trẻ như Phượng Hoàng, Mây Trắng (Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Trung Hành, Elvis Phương), CBC (Bích Liên), Crazy Dog (Những đứa con của cặp nghệ sĩ Việt Hùng - Ngọc Nuôi với Ngọc Bích đầu đàn), Ba Con Mèo (có Vi Vân, Julie và Mỹ Hòa), Tú Hà Thúy (Anh Tú, Khánh Hà, Tuấn Ngọc) và những "thủ lãnh" phong trào lúc đó là Trường Kỳ, Tùng Giang, Đức Huy, Nam Lộc, Kỳ Phát.

Nên phải nói rằng nền ca nhạc ở Sài Gòn từ những năm 60 đến 75 mới thực sự có nhiều điều để nói, vì trước đó thời Ngô Đình Diệm cấm mở khiêu vũ trường, nên sinh hoạt tân nhạc còn trong phạm vi thu hẹp chỉ có Đài phát thanh, Phòng trà và Đại Nhạc Hội. Trong thời gian này có Ban Thăng Long với Hoài Trung, Hoài Bắc, Thái Thanh, Thái Hằng, nhạc hài hước có Trần Văn Trạch, song ca Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết hay Thúy Nga với tiếng đàn phong cầm (sau thành vợ Hoàng Thi Thơ), Duy Trác, Bạch Yến, Thanh Thúy, Minh Hiếu, Phương Dung, Ánh Tuyết, Cao Thái... Do thiếu hụt ca sĩ, các tay tổ chức Đại Nhạc Hội thường đưa vào các tiết mục múa của Lưu Bình, Lưu Hồng, Trịnh Toàn, kịch nói chưa phát hiện ra Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, La Thoại Tân, Vân Hùng... chỉ có những nghệ sĩ gần đứng tuổi như Phùng Há, Bảy Nam, Năm Châu, Ba Vân, Bảy Nhiêu, Hoàng Mai, Anh Lân, Kim Lan, Kim Cúc, Túy Hoa, Xuân Dung hay cua-rơ Phượng Hoàng Lê Thành Cát kịch sĩ nghiệp dư chiếm lĩnh sân khấu cùng kịch sĩ đất Bắc như Lê Văn, Vũ Huân, Vũ Huyến...
Thời gian 1965 - 1975 giới thưởng thức tân nhạc bắt đầu chia khán giả cho từng loại ca sĩ :
- SVHS thì thích những giọng hát của Thanh Lan, Khánh Ly, Lệ Thu, Xuân Sơn, Anh Khoa, Jo Marcel, Sĩ Phú, Elvis Phương bởi khi hát có chọn lọc nhạc phẩm mang tính nghệ thuật cao cấp.
- Đại đa số quần chúng lại thích nghe Thanh Thúy, Minh Hiếu, Phương Dung, Thanh Tuyền, Túy Hồng, Nhật Trường, Thái Châu hát những nhạc phẩm bậc trung nẳm giữa nghệ thuật và thị hiếu.
Còn lại các ca sĩ như Chế Linh, Duy Khánh, Hùng Cường, Mai Lệ Huyền, Phương Hồng Quế, Sơn Ca, Giang Tử, Trang Thanh Lan, Thanh Hùng, Trang Mỹ Dung, Thiên Trang hát các bài được soạn theo kiểu tiểu thuyết lá cải như Chuyện tình Lan và Điệp, Nhẫn cỏ cho em, Đồi thông hai mộ, Rước tình về với quê hương ... được giới bình dân ưa thích.
Cho nên giới sản xuất băng nhạc bấy giờ rất kén ca sĩ hát cho nhãn băng nhạc, nếu nhãn băng nhạc nào có những Lệ Thu, Khánh Ly, Elvis Phương, Thanh Lan v.v... thì sẽ không có những Chế Linh, Giao Linh, Trang Mỹ Dung, Chung Tử Lưu, Giang Tử, Duy Khánh v.v...
Khán thính giả đã phân chia hạng bậc ca sĩ nhạc phẩm để thưởng thức. Ông bầu Ngọc Chánh liền cho ra nhiều nhãn hiệu băng mong chiếm trọn thị trường, vì làm băng nhạc phải nhạy bén với lớp người thưởng ngoạn do đã phân chia ra từng lớp :
- Shotguns dành cho lớp người có trình độ thưởng thức cao. Nhãn băng Thanh Thúy dành cho mọi tầng lớp khán thính giả. Nhãn băng Hồn Nước có Chế Linh, Duy Khánh, Trang Mỹ Dung, Phương Hồng Quế v.v...
- Phục vụ thành phần cao niên hoài cổ có băng nhạc Tơ Vàng của Văn Phụng Châu Hà, quy tụ những ca sĩ di cư từ đất Bắc như Duy Trác, Châu Hà, Kim Tước, Thái Thanh, Sĩ Phú qua những nhạc phẩm tiền chiến của Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Từ Linh, Dương Thiệu Tước, Nghiêm Phú Phi, Phạm Duy, Phạm Đình Chương... vừa có nhạc tiền chiến vừa có nhạc hiện đại của những nhạc sĩ tên tuổi.
- Tầng lớp SVHS có nhãn băng Shotguns, Khánh Ly, Jo Marcel để nghe nhạc phẩm Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Y Vân, Phạm Thế Mỹ, Nguyễn Ánh 9.
Giới bình dân có rất nhiều nhãn hiệu băng như Hoàng Thi Thơ, Họa Mi, Hồn Nước, Chế Linh, Âm Thanh, Trường Sơn, Nguồn Sống qua nhạc phẩm Châu Kỳ, Mạnh Phát, Anh Việt Thu, Đỗ Lễ, Trầm Tử Thiêng, Vinh Sử, Tú Nhi, Hàn Châu, Song Ngọc, Duy Khánh, Thanh Sơn, Y Vũ, Trần Trịnh, Tâm Anh, Đynh Trầm Ca...
- Nhạc trẻ có nhóm Trường Kỳ, Tùng Giang, Kỳ Phát đều có nhãn băng nhạc riêng, riêng kiosque của chị em Thúy Nga (không phải vợ Hoàng Thi Thơ) lúc đó chỉ chuyên sang nhạc đĩa nước ngoài mang nhãn Selection hay Anna.
Thế giới ca nhạc đã phân chia thứ bậc theo sự thưởng ngoạn, ca sĩ cũng được phân chia ngôi thứ rõ ràng, đó là đặc tính của tân nhạc miền Nam ngày trước...

Phạm Duy





Tiểu sử


Giọt mưa trên lá
Nước mắt mẹ già
Lã chã đầm đìa
Trên xác con lạnh giá

Giọt mưa trên lá
Nước mắt mặn mà
Thiếu nữ mừng vì
Tan chiến tranh chồng về . . . . . . .

Đó là lời ca của một ca nhân trong buổi trình diễn tại Institut Francais ở Saigon vào đêm 28 tháng 11 năm 1974, một người mà người Pháp trong Institut này đã gọi là thi nhân của ca khúc Việt Nam (le poète de la chanson vietnamienne). Nhưng đối với dân chúng Việt Nam thì Phạm Duy còn là một trong những người, từ cuối thập niên 30, đã thành lập một nền nhạc mới thường được gọi là Tân Nhạc (nouvelle musique).

Trong khi các người khác đi theo xu hướng nhạc Âu Tây thì Phạm Duy chủ trương nhạc Việt Nam loại mới phải khởi nguồn từ nhạc dân ca cổ truyền, và suốt trong 50 năm qua, trong chiến tranh cũng như trong hoà bình, Phạm Duy đã sáng tác khoảng trên dưới 1,000 ca khúc, nói lên niềm vui, nỗi buồn, vinh quang, tủi nhục... của người Việt trong một thời kỳ sôi động nhất của lịch sử.

Phạm Duy xuất thân từ một gia đình văn nghiệp. Cha là Phạm Duy Tốn thường được xem như nhà văn xã hội đầu tiên của nền Văn Học Mới ra đi hồi đầu thế kỷ. Tác phẩm của Cụ Tốn được đưa vào học trình Trung Học, đăng trong các sách giáo khoa ví dụ những bài Sống Chết Mặc Bay, Một Cảnh Thương Tâm... Anh là Phạm Duy Khiêm, Giáo Sư Thạc Sĩ, Cựu Đại Sứ Việt Nam tại Pháp Quốc, văn sĩ Pháp văn, tác giả những cuốn Légendes Des Terres Sereines, Nam Et Sylvie, De Hanoi à Lacourtine...

Phạm Duy sinh tại Hà Nội năm 1921, theo học các Trưng Trung Học Thăng Long, Cao Đẳng Mỹ Thuật, Kỹ Nghệ Thực Hành, tự học nhạc và đi huấn nghệ tại Pháp trong 2 năm 1954-1955, học trò của Robert Lopez và bàng thính viên tại Institut de Musicologie, Paris...


Khởi sự đi nhạc của mình là một ca sĩ trong gánh hát Đức Huy, đi hát lưu động từ Bắc qua Trung vào Nam trong những năm 1943-1945. Là người đầu tiên hát nhạc cải cách trên đài Radio Indochine ở Sàigòn vào năm 1944, mỗi tuần, trình bày 2 lần.

Rồi trở thành cán bộ văn nghệ trong cuộc Kháng Chiến chống Pháp và
là một trong những người thành công nhất trong những người soạn nhạc lúc đó.

Kết duyên với ca sĩ Thái Hằng và là người đã đóng góp vào sự thành lập của ban hợp ca nổi danh trong thập niên 50 là ban Thăng Long, thành phần của ban này là anh em ruột của Thái Hằng. Vào giữa thập niên 60, các con của Phạm Duy, Thái Hằng cũng theo nghề nhạc và trở nên những ca nhạc sĩ trong loại nhạc trẻ và đã tự thành lập một ban nhạc combo gọi là The Dreamers. Duy Quang và Thái Hiền là hai giọng ca sáng giá trong 2o năm qua. Duy Cường thì được coi như một arrangeur có hạng. Những người con của Phạm Duy đã mở phòng thu thanh và nhà ấn hành sách nhạc, băng nhạc là Dream Studio và PDC Musical Productions.

Phạm Duy đã chia sự nghiệp của mình ra nhiều giai đoạn :

* Khởi đi từ dân ca, phản ánh người dân Việt Nam trong thời đấu tranh giành độc lập rồi tới trường ca là liên khúc của nhiều bài dân ca, nói lên cái vĩ đại của dân tộc Việt.

* Sau đó là tâm ca, những bài ca thức tỉnh lương tâm, phản đối bạo lực và lòng phi nhân.

* Tới đạo ca, mang tính chất thiền ca, là những bài hát đi tìm sự thật.

* Rồi tới tục ca, những bài hát tiếu lâm nói thẳng vào cuộc đi đầy rẫy ngụy thiện.

* Tới bé ca, nữ ca và bình ca là những khúc hoan ca.

Ngoài ra, còn những tình khúc mà suốt 50 năm qua, trải qua nhiều thế hệ, hầu hết đôi tình nhân Việt Nam nào cũng đều hát tới và sẽ nhớ mãi.

Ngoài việc viết nhạc và đi hát rong, Phạm Duy còn là tác giả của nhiều sách và bài báo chuyên về khảo cứu nhạc Việt, sau khi ông đã làm Giáo Sư về Khoa Nhạc Ngữ tại Trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon.Cuốn Đặc Khảo Về Dân Nhạc Việt Nam tức Musics of Viet Nam đã được ấn hành bằng Việt ngữ và Anh ngữ. Loạt bài về Lược Sử Năm Mươi Năm Tân Nhạc Việt Nam đang được đăng trên một số báo.Cuốn sách Đường Về Dân Ca đã được xuất bản năm 1990 do nxb Xuân Thu ấn hành.

Sau biến cố tháng Tư năm 1975, Phạm Duy và gia đình di cư qua Hoa Kỳ, cư ngụ tại Thành phố Giữa Đàng (MIDWAY CITY) gần Los Angeles.

Người ca sĩ này vẫn tiếp tục hành nghề hát rong và trong 25 năm qua, ông đã thường xuyên có mặt tại hầu hết các cộng đồng Việt Nam trên khắp thế giới, đ hát những bài thuộc loại mới mà ông vừa soạn ra từ 75 là :
* tỵ nạn ca
* ngục ca và
* hoàng cầm ca.

Phạm Duy đã thực hiện những cuốn băng hồi tưởng trong đó có hát lên và nói vào từng loại ca mà ông đã soạn ra trong nửa thế kỷ qua.


Rồi sau khi đã dành quá nửa đi mình cho nhạc đơn điệu, từ 1988, với sự cộng tác của Duy Cường, ông bước qua giai đoạn nhạc đa điệu (polyphonique).
Những tác phẩm có tính chất đại nhạc tuần tự ra đời, hoặc là những nhạc phẩm hoàn toàn mới hoặc là những nhạc phẩm đơn điệu cũ nay được phóng tác thành nhạc đa điệu như: Người Tình Già Trên Đầu Non, Hát Cho Năm 2000, Bầy Chim Bỏ Xứ, Đạo Khúc Thiền Ca, Trường Ca Hàn Mặc Tử, Con Đường Cái Quan Nhạc Hòa Tấu, Mẹ Việt Nam Nhạc Hòa Tấu ...

Là người đầu tiên đem nhạc Việt Nam vào compact disc, Phạm Duy cũng là người đầu tiên đem nhạc mình vào CD-ROM là bản trường ca Con Đường Cái Quan Multimedia.

Tác phẩm nghệ thuật mới nhất của ông là Minh Hoạ Kiều Phần III (đĩa compact disc thứ hai trong bộ 4 đĩa) vừa hoàn thành vào tháng 11/2004.

Nhạc sĩ Phạm Duy đã quyết định hồi hương vào tháng 5/2005.





Phạm Duy: Real name Phạm Duy Cẩn, Vietnam’s most prolific song-writer and lyricist. Born on October 5, 1921 in Hà Nội, by Sword Lake, he was the youngest son of the early 20th century journalist, reformer, and fiction writer Phạm Duy Tốn. He wrote his first song, “Cô Hái Mơ,” (“The Young Lass Picking Apricots”) in 1942, while still an amateur singer and guitarist. He got his professional start early in 1944 when he joined the “Gánh Đức Huy Charlot Miều,” a cải lương opera troupe. He toured the length and breadth of the country for two years with this troupe, entertaining audiences as a between-acts singer of “tân nhạc” or “new music,” while in the meantime gaining a familiarity with the folk music of every region he passed through. In 1946 he joined the Viet Minh resistance, first as a guerilla fighter and then as a member of various arts units whose mission was to entertain and inspire the soldiers. In this period he wrote patriotic songs, such as “Xuất Quân” (“Bringing Out the Troops”), songs in folk style, such as “Ru Con” (“Lullaby”), and songs of romantic yearning, such as “Bên Cầu Biên Giới” (“By the Border Bridge”). These songs all achieved instant popularity. It was in this period also that he met and married the singer and actress Thái Hằng (the sister of the song-writer Phạm Đình Chương and the singer Thái Thanh), with whom he had eight children, six of whom, Duy Quang, Duy Minh, Duy Hùng, Duy Cường, Thái Hiền, and Thái Thảo, became well-known musicians in their own right. With much regret, he left the Việt Minh at the end of 1950 to escape ideological control, and settled in Sài Gòn early in 1951. Toward the end of 1951, he and two other musicians, Trần Văn Trạch, and Lê Thương, were arrested and confined to a cell in the Catinat prison for 120 days. Some jealous musicians with connections to the police had accused them of being Việt Minh sympa­thizers. For the next twenty-four years he dominated the muscial scene in the south. He was instrumental in establishing the Thăng Long singers, perhaps the most professional of the many performance groups that appeared in the south in this era. He excelled both in writing lyrics and in setting poems written by others. He was active in film-making in the 50s and 60s; and in the 60s did much to promote public awareness of indigenous folk music. In the late 1960s, he spearheaded the Du Ca or “Troubadour” movement, the aim of which was to combat commercialism in popular music by involving college students in the creation and performance of songs. Over the course of his career, he made hundreds of foreign songs available to Vietnamese audiences by providing them with sets of Vietnamese lyrics. He escaped to U.S. in 1975, just before the fall of the south, and, after about two years in Florida, settled in Midway City, California, next to Little Saigon. An especially inventive and ambitious composer, he is the author of about two dozen song-cycles on varied themes, each bound up in some way with the culture, history, or fate of Việt Nam. Two of the most well-known of these are Con Đường Cai Quan or “The Mandarin Road” and Mẹ Việt Nam or “Mothers of Vietnam.” Subsequent to 1975, he wrote several dozen songs reflecting the refugee experience as well as song cycles based on the poems of Hoang Cầm (a close friend of his from his period with the Viet Minh), Nguyễn Chí Thiện, and Hàn Mặc Tử. In the late 1990s he began writing Minh Hoạ Kiều or “Illustrations of Kiều” using as texts excerpts from Nguyễn Du’s celebrated poem. Throughout the period from1975 to1999, he went on international tours as a lecturer, singer, and guitarist to promote his song cycles. In 2000, at the age of 79, he began making return trips to Việt Nam, where he was warmly welcomed everywhere by private people and government figures, though the Vietnamese socialist regime had banned the public performance of his music ever since 1975. In May, 2005, he returned to Vietnam for good, and the government began the process of lifting restrictions on the performance of his music. He is the author of a four-volume set of memoirs, a guitar method, and numerous articles and book-length studies on musical topics, including (in English) Musics of Vietnam, Southern Illinois University Press, 1975. 


Trúc Phương

Nhạc sĩ Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc. Ông sanh năm 1939 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (Vĩnh Bình) ở vùng hạ lưu sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Cha ông là một nhà giáo sống thầm lặng và nghiêm khắc. Nhưng tâm hồn của chàng trai Thiện Lộc thì rất lãng mạn, yêu thích văn nghệ nên đã tự học nhạc, và bắt đầu sáng tác những bài hát đầu tiên lúc vừa 15 tuổi. Xung quanh nhà ông có trồng rất nhiều tre trúc, nên từ nhỏ ông đã yêu mến những âm thanh kẽo kẹt của tiếng tre va chạm với nhau và sau này đã chọn tên là Trúc Phương để nhớ về thời thơ ấu của ông với những cây tre trúc. Cuối thập niên 1950, ông sinh hoạt văn nghệ với các nghệ sĩ ở ty Thông Tin tỉnh Vĩnh Bình một thời gian ngắn, rồi lên Sài Gòn dạy nhạc và bắt đầu viết nhạc nhiều hơn. Bài hát “Chiều Làng Quê” được ông sáng tác vào thời gian này để nhớ về khung cảnh thanh bình ở làng xóm của ông ,một bài khác cũng rất nổi tiếng với giai điệu trong sáng, vui tươi là “Tình Thắm Duyên Quê”.

Không tiền bạc và không một ai thân quen ở đô thành Sài Gòn, ban đầu Trúc Phương ở trọ trong nhà một gia đình giàu có bên Gia Định và dạy nhạc cho cô con gái của chủ nhà. Không bao lâu sau thì cô gái này đã yêu chàng nhạc sĩ nghèo tạm trú trong nhà, vì con tim cô ta đã dần dần rung động trước tài năng của Trúc Phương. Biết được chuyện này, ba mẹ của cô gái bèn đuổi Trúc Phương đi nơi khác. Sau chuyện tình ngang trái này, Trúc Phương càng tự học thêm về âm nhạc và càng sáng tác hăng hơn. Nhưng những bài hát sau này lại nghiêng về chủ đề tình yêu đôi lứa với những nghịch cảnh chia lià.

Trúc Phương sáng tác rất dễ dàng, nhưng với bản tính trầm lặng, bi quan và khép kín sau những cuộc tình dang dỡ, những bài hát sau này của ông thường mang âm điệu u buồn, thê lương như phảng phất nỗi sầu của cổ nhạc miền Nam. Nổi tiếng nhất là “Nửa Đêm Ngoài Phố” với tiếng hát liêu trai Thanh Thúy. Sau đó là “Buồn Trong Kỷ Niệm” với những câu hát đớn đau, buốt nhói tim gan người nghe như “Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn. Đôi khi nhầm lẫn đánh mất ân tình cũ, có đau chỉ thế, tiếc thương chỉ thế. Khi hai mơ ước không chung lối về …”. Có người cho là bài hát này ông đã viết ra sau khi bị thất tình một cô ca sĩ lừng danh thời đó.
Nhạc của Trúc Phương có một giai điệu rất đặc biệt của riêng ông, mà khó lầm lẫn với người khác được.Nhạc của ông có âm hưởng cổ nhạc miền nam,Nó có vẻ trầm buồn, ray rức, ưu tư trước thời cuộc dạo đó (là chiến tranh triền miên) và buồn phiền vì những mối tình dang dở, trái ngang. Nên khi soạn hòa âm cho những bài hát của Trúc Phương, nhạc sĩ hòa âm phải sử dụng ít nhất là một trong vài loại nhạc khí cổ truyền của miền Nam như đàn bầu, đàn tranh, hay đàn cò (hoặc violon) thì mới có thể diễn tả hết cái hay của giòng nhạc Trúc Phương và người nghe lại càng thấm thía với nỗi muộn phiền, nhức nhối tim gan của ông sau này.
Điều trớ trêu là tuy tên tuổi và tài năng sáng chói, nổi bật so với những người viết nhạc thời bấy giờ, nhưng tình duyên của nhạc sĩ Trúc Phương thì vô cùng lận đận. Khoảng năm 1970, Trúc Phương được một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp, cao sang đài các đem lòng yêu thương ông, do sự rung cảm truyền đạt từ tài năng và những tác phẩm tuyệt vời của ông. Kết cuộc là cả hai đã nên duyên chồng vợ. Tuy sống trong cảnh nghèo nàn, nhưng đời sống của họ rất là nghệ sĩ. Đó là những năm tháng hạnh phúc nhất trong cuộc đời của Trúc Phương và sức sáng tạo nghệ thuật của ông càng sung mãn hơn bao giờ hết với hàng chục bài hát ra đời mỗi năm. Nhưng niềm vui của đôi uyên ương này lại không kéo dài được lâu bền. Bởi vì sau một thời gian chung sống với nhau, những tình cảm ban đầu trở nên phai lạt dần theo năm tháng và hai người đã lặng lẽ chia tay nhau. Câu hát ngày nào lại rơi đúng vào trường hợp này “khi hai mơ ước đã không cùng chung hướng về” và “đường vào tình yêu có trăm lần vui, nhưng có vạn lần buồn” ? Giờ thì nhạc sĩ Trúc Phương âm thầm đau khổ trong cô đơn và lại vùi đầu vào men rượu để sáng tác thêm nhiều bài hát trong nỗi đau thương cùng cực, pha chút chán chường cho nhân tình thế thái.

Bạn bè thường gặp ông ngồi yên lặng bên những ly rượu nơi một quán nhỏ ở đường Tô Hiến Thành, quận 10, gần nhà của ông. Có lẽ đó là một cách làm cho nhạc sĩ tạm quên đi những cay đắng của tình đời. Đó cũng chính là lúc bài hát “Thói Đời” được sáng tác với những câu như “Bạn quên ta, tình cũng quên ta, nên chung thân ta giận cuộc đời, soi bóng mình bằng gương vỡ nát, nghe xót xa ngùi lên tròng mắt”… và “Người yêu ta rồi cũng xa ta … “Cỏ ưu tư” buồn phiền lên xám môi …”. Thực ra phải nói là “cỏ tương tư” tức “tương tư thảo” là tên gọi văn hoa của thuốc lá. Khi những người đang yêu nhau, nhớ nhau, hẹn hò nhau thì châm điếu thuốc thả khói mơ màng, nhìn rất thơ mộng và nghệ sĩ [ngó trên tay thuốc lá cháy lụi dần, anh nói khẽ gớm sao mà nhớ thế (Hồ Dzếnh)]. Nhưng đối với Trúc Phương trong “Thói Đời” thì điếu thuốc lá “cỏ tương tư” lại biến thành ra “cỏ ưu tư” làm cho đôi môi trở nên màu xám xịt qua những nỗi đau thương, nhung nhớ ngập tràn. Những giọt rượu nồng của cõi “trần ai” này lại càng gợi thêm “niềm cay đắng” để cho nỗi ưu tư “in đậm đường trần” và ông đã than thở “mình còn ai đâu để vui ? khi trót sa vũng lầy nhân thế ”?

Bài hát "Thói Ðời" đã gây xúc động cho hàng triệu con tim cùng chung số phận nghiệt ngã của cuộc đời. Với riêng bản thân Trúc Phương thì “Thói Đời” lại như là một lời tiên tri thật chính xác cho quãng đời còn lại của ông suốt gần 25 năm sau đó (1971-1995).

Sau năm 1975 thì sự nghiệp sáng tác nhạc của ông dừng lại, tất cả những ca khúc của ông đều bị cấm phổ biến và trình diễn.. Không có nghề nghiệp gì trong tay, ông làm đủ mọi việc để sinh sống.Với hai bàn tay trắng, ông trở về quê cũ sống nhờ vả bạn bè, mỗi nơi một thời gian ngắn. Có người hỏi sao ông không về quê ở hẳn với thân nhân, Trúc Phương đã trả lời “Má của tôi thì già yếu đang ở dưới quê Cầu Ngang (Trà Vinh), nhưng bà nghèo quá, lại phải nuôi đám cháu nheo nhóc, không đủ ăn … nên tôi không thể về đó để làm khổ cho bà thêm nữa .”

Ở dưới tỉnh nhà Trà Vinh với bạn bè xưa cũ một thời gian, Trúc Phương lại tìm đường về Sài Gòn. Ban ngày ông làm thuê, làm mướn đủ mọi thứ nghề và lang thang khắp nơi.

Có thể nói rằng một điều là suốt mấy chục năm trời và cho đến hôm nay đã có rất nhiều ca sỹ , trung tâm băng nhạc, hãng đĩa đã thu âm, hát lại nhạc của ông, nhưng chắc chắn là ít có người đã biết tin ông âm thầm từ giã cõi đời trong cảnh nghèo nàn, bi đát và cô đơn trong căn phòng trọ tồi tàn, nhỏ hẹp ở quận 11, Sài Gòn vào ngày 18 tháng 9 năm 1995, tài sản của ông có được lúc đó chỉ là một đôi dép..
1.Ai Cho Tôi Tình Yêu http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=qOPC0djKs8
2.Buồn Trong Kỷ Niệm
3.Chiều Cuối Tuần
4.Chín Dòng Sông Hò Hẹn
5.Chuyện Chúng Mình
6.Chuyện Ngày Xưa
7.Con Đường Mang Tên Em
8.Để Trả Lời Một Câu Hỏi
9.Đêm Tâm Sự
10.Đêm Việt Nam
11. Đò Chiều
12.Đôi Mắt Người Xưa
13. Hai Lối Mộng
14.Kẻ Miền Xa
15.Mười Đầu Ngón Tay
16.Nửa Đêm Ngoài Phố
17.Sau Lưng Kỷ Niệm
18.Tàu Đêm Năm Cũ
19.Thói Đời
20.Tìm Nhau Trong Kỷ Niệm - Đêm Tâm Sự
21.Trả Nhau Ngày Tháng Cũ
22.Trên Bốn Vùng Chiến Thuật
(a.k.a. Bốn Vùng Chiến Thuật)
23.Xin Cám Ơn Đời

"Tình yêu" có phải là một sự"so sánh".....

"bài viết nầy chỉ là ý kiến của tôi,nó không phải là một chân lý..."-chân lý là không có chân lý-
ps:chỉ phân tính tình yêu nam nử!và chỉ có "nam và nử"


giọt nước mắt cuối cùng
Tôi xin được bất đầu bằng hai đoạn nhạc sau:
Thuở ấy xa xưa có một nàng một nàng thiếu nữ
Một đóa hoa hồng tình phơi phới tuổi mới trăng tròn
Cuộc đời hồng nhan cay và đắng thôi thì lắm trái ngang
Bao nhiêu trai làng yêu nàng
Đi theo xin nàng tim vàng
Nàng vẫn không màng

2.
Nàng đã trót yêu yêu một chàng một chàng nghệ sĩ
Tình hỡi ơi tình chàng đã có đã có gia đình
Người đời cười chê cho tình đó như là gió với trăng
E sao duyên mình không thành
Như bao cô nàng thất tình
Nàng khóc một mình(nghe nhạc_
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=CiNngyH0eb)


tôi xin nối về người thiếu nử tên thi nầy!nàng ta đả yêu...!tôi không quan tâm là yêu ai,nhưng ở đây chúng ta quan tâm tại sao nàng chọn "nghệ sỉ" mà không phải là "trai làng" ,nhìn khía cạnh nầy có người-nàng yêu nhạc sỉ vì anh ta có tài,biết hát,biết đánh dàn...,còn trai làng thì không được như vậy-,có người lại nối"-nàng yêu nhạc sỉ chỉ vì anh ta "lạ" còn trai làng thì ngày nào củng thấy củng biết..-"và từ đó,chúng ta thấy tình yêu đến là có nguyên nhân cho dù khách quan hây chủ quan thì nó điều có lý do!cái lý do đó bất nguồn từ việt so sánh trong tư tưởng,hình thưc,vật chất và cả tinh thần vì vậy,tình yêu chảng qua là một hoạt động xã hội có nguyên nhân là một sự so sanh của con người mà thôi,nên tình yêu bản chất là "so sánh"


       Đối với xã hội luôn có hai mặt,tốt và xấu hây trắng và đen cái khoản cách ấy hẹp như một cái ranh giới chậy đến chân trời vậy,còn đối với một con người thì "không có ai tốt và ai xấu mà chỉ có người tốt với mình và xấu với mình thôi" nối như vậy để thấy rằng khi con người ta yêu thì chỉ yêu "người tốt với mình" cho dù người đó là "người xấu"trứ không yêu "người xấu với mình" cho dù người đó là "người tốt" vậy chúng ta lật lại vấn đề,thì người ta đả chọn "người tốt với mình" mà người đó như thế nào,ah "người tốt với bạn" là người làm bạn vui,là người luôn lo lắng cho bạn,la người muốn bạn được thành đạt,la người luôn giúp đở bạn...tốm lại là người không làm hại bạn,và bạn luôn tin tưởng người nầy,rồi có thể thương bạn nầy(khác giới),có thể yêu bạn nầy nủa!như vậy tình yêu nầy củng là một sự so sánh,so sánh cái tốt và cái xấu với mình...
     còn khi tất cả điều tốt rồi,yêu nhau rồi,nhưng không đến dược với nhau như câu"tình chỉ đẹp khi còn dang dở..." thì sau, chia tay thì bất nguồn từ đâu!

Trong tình yêu có nhiều lý do để người yều "trả nhẩn", ở đây xin được giới thiệu vài tình huốn chia tay đật trưng cho nhửng thập niên qua:



  • Vinh Sử với "nhẩn cỏ cho em"_http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=rVNAse9fb1
  • Mai Phong Linh và Mai Thiết Linh với "chuyện tình lan và điệp"_http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=INLRKKq4pY
    cho dù như thế nào,cho dù là ai phụ ai thì đó củng là so sánh,"người ta mua em gấm lụa,còn anh trao em nhẩn cỏ" vì thế mình chia tay!còn với Lan mắt Điệp "Lan không có tội gì đâu..." mà sao phải chia tay,Điệp có phụ lan không,xin thưa là không!nhưng vì sao họ chia tay,ở đây chúng ta nhìn về lịch sử một tý,chuyện tình lan và điệp được viết vào lúc giao thời,nửa phông kiến nủa thực dân, tuy đả có cái gì đó tây hóa,nhưng vẩn còn nét phong kiến sâu sắt,thì ở đây Điệp bị "rài" để cưới vợ giàu!!!! vậy cuộc tình nầy có gì đâu mà so sánh...không Điệp so sánh,so sánh cái chân tình của Lan,so sánh tình yêu của mình giành cho Lan nhẹ hơn cái "đạo đức" xã hội_ngủ với người ta,thì phải cưới_,nhẹ hơn cái tình cảm gia đình dành cho mẹ mình,cái an toàn bản thân Điệp_nếu Điệp không cưới thì điệp và mẹ có yên với ông Tổng không_!!!!
    "xin xêm tiếp vào tuần sau,đang yêu,ngoại tình... có so sánh không"!!!

 

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2010

Hoàng Thi Thơ


Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sinh ngày 1-7 năm 1928 (Mậu Thìn) tại làng Bích Khê, Phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, miền Trung Việt Nam - bắt đầu hoạt động cho văn học nghệ thuật từ năm 1945, khi còn học bậc Trung Học tại Huế rồi Hà Tĩnh.

Sau khi học xong cấp Tú Tài, tháng 10-1950, Hoàng Thi Thơ vào Đại học tại Hậu Hiền, Thanh Hóa.

Năm 1951, Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ vào Sài Gòn dạy Anh ngữ và đi theo luôn con đường viết nhạc, hoạt động văn nghệ. Năm 1957 ông bắt đầu tổ chức những kỳ Đại nhạc hội lớn tại rạp Thống Nhất Sài Gòn; năm 1960 thành lập Đoàn Văn Nghệ Việt Nam và lưu diễn qua nhiều nước Á Châu. Từ 1967 ông là Giám đốc tổ chức những chương trình ca vũ nhạc kịch, đặc biệt tại nhà hàng Maxim's, Sài Gòn... Ông cũng từng lưu diễn tại nhiều thành phố trên thế giới: Vạn Tượng, Hồng Kông, Ðài Bắc, Tokyo, Bangkok, Singapore, Sénégal, Paris, London... và nhiều nơi ở Hoa Kỳ!

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lập gia đình với nữ ca nhạc sĩ Thúy Nga vào tháng 9-1957 và có 4 người con - 3 trai, gái - mà người con trưởng là Hoàng Thi Thi, vừa là nhạc sĩ vừa là kỹ sư. Ngoài ra ông còn một dưỡng tử là Hoàng Thi Thao, người cháu gọi ông bằng chú và cũng là người theo sát chân ông trong nhiều năm hoạt động văn nghệ.

Ông có trên 500 ca khúc từ tình cảm đến nhạc quê hương, dân ca đến nhạc thời trang, đoản khúc đến trường ca, nhạc cảnh đến nhạc kịch. Nhiều bài hát của Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã rất quen thuộc với người Việt Nam từ những năm 1950 cho đến sau năm 1975, nhất là những bản nhạc có tính chất dân gian, mộc mạc có âm hưởng quê hương đã đi vào lòng dân mà lại lãng mạn như "Rước tình về với quê hương", "Rong chơi cuối trời quên lãng", "Đường xưa lối cũ", "Tà áo cưới", "Trăng rung xuống cầu", Gạo trắng trăng thanh", "Đám cưới trên đường quê", "Duyên Quê", "Tình ta với mình" ...

Ngoài ra Hoàng Thi Thơ cũng có những bản nhạc kể lại những mối tình thường là đau khổ của những người con gái "hồng nhạc bạc mệnh", "Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ", "Chuyện tình La Lan", "Chuyện tình người trinh nữ tên Thi", "Nỗi buồn Châu Pha"... Sơn Ca và Thanh Lan ưa hát những bản nhạc này lắm, cô ca sĩ nào cũng đầm đìa nước mắt, làm khán giả cũng thương dùm phận gái trong thời loạn, những người con gái có trái tim lãng mạn, nhạy cảm (người trinh nữ tên Thi), "Ai buồn hơn ai"...

Qua những hoạt cảnh quê hương, một thời miền Nam VN được sống lại những mối tình mộc mạc, những hình ảnh êm dịu của làng mạc, lũy tre, đêm trăng có tiếng chày giã gạo, có đám trai gái hò qua, đáp lại phá phách nhau, những hình ảnh bị lãng quên vì chiến tranh, với giọng hát của cặp song ca Sơn Ca, Bùi Thiện. Sơn Ca thật duyên dáng, giọng hát lanh lãnh và Bùi Thiện, một giọng miền Bắc, điêu luyện đã làm say mê nhiều tầng lớp khán giả khác nhau.

Một trong những bài sáng tác đầu tiên của Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là vào năm 1949, mang nhiều ý nghĩa của một sự dứt khoát, đó là "Xuân chết trong lòng tôi," kết thúc những năm ông đi theo kháng chiến và trở về thành (Huế).

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là người duy nhất đã được Bộ Thông Tin VNCH và Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị nhiều lần cử thành lập và dẫn các đoàn văn nghệ Việt Nam đến Âu Châu trình diễn... nhất là trong thời gian có hòa đàm Paris.

Nói đến vũ, tên tuổi của Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ cũng đã chói sáng cùng với vũ sư Trinh Toàn và vũ sư Lưu Hồng trong công trình nghiên cứu và sáng tạo vũ dân tộc, dựng lên các điệ.u dân vũ hấp dẫn và sống động. Những điệu vũ như: Vũ múa trống, Vũ lên đồng, Vũ múa nón, Múa xòe, Múa Koho...

Trong lãnh vực điện ảnh, Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là đạo diễn sáng tác vỡ nhạc kịch đầu tiên năm 1963, mang tên "Từ Thức lạc lối bích đào," năm 1964, vỡ nhạc kịch thứ nhì "Dương Quí Phi", năm 1966 vỡ "Cô gái điên," năm 1968 vỡ "Ả Đào say"...

Bị mổ tim mấy năm trước nên sức khoẻ từ dạo đó cũng không được khá, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã qua đời một cách thanh bình, trong khi chờ vợ ông ta đang làm một món cá mà ông thích. Ông mất sáng ngày chủ nhật ngày 23 tháng 9 năm 2001 tại nhà riêng ở Glendale (Nam California), hưởng thọ 74 tuổi.

Theo thông báo của gia quyến thì lễ Phát tang cho cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, pháp danh Hồng Đức, được cử hành vào ngày 25-9. Đến thứ Bảy 29-9 và Chủ nhật 30-9, những người quí mến ông có thể thăm viếng tại Nhà quàn Heritage Memorial Services, tại số 17712 Beach Boulevard, Huntington Beach. Điện thoại (714) 842-2400.

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ được đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng vào thứ Ba sau đó, 2-10-2001

Xin thắp một nén hương cho một nhạc sĩ đã đóng góp nhiều cho âm nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ có lời trăn trối là tất cả tiền phúng điếu xin quý vị đề tên cho Hội Hồng Thập Tư, vì biến cố 9/11 vừa rồi.

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2010

Nhat Truong_Tran Thien Thanh




Nguyen Tran
(Record feelings when viewing DVD Asia 50 Tran Thien Thanh Nhat Truong)
     
By far, many Japanese fans Truong Tran Thien Thanh of which I often wonder why if the center with music programs held in honor of famous musicians such as Lam Phuong, Van Phung, Hoang Thi Tho, Ngo Thuy Mien, Song Ngoc, Tu Cong Phung, Chau States, Quoc Dung, Huynh Anh ... that does not have a program about one of the Japanese School musicians Financial flower of the South, at my very think it is a great injustice to him. To book today titled DVD Asia 50 "Japanese School Tran Thien Thanh, love life career. He did not die where he "was born partly cleared the disturbed and perhaps hidden uất my course I solemnly received the souvenirs it as a valuable mental real great. And now I invite you to step into the flower garden Japanese music school to remember the distant homeland of a major war.
         Tran Thien Thanh mention music is referred to soldiers, the boys' pen Research classified by the melon supply "sacrifice the life ad lad, leaving behind the fun of youth with his family to his wife and children got into the the fire protection of ammunition by vital for both the South. Looks like the Japanese School born to feel and share the same living situation with the soldier center. That is music to his troops have captured nearly half of more than 200 of his music.

     Music program is the opening "You do not die where he" wrote about latex red hero, Captain Nguyen Van Duong artillery Although the Vietnamese Community in the base flood can call artillery school Carpeting a region extensive land to destroy all enemy forces and ... he was always the brave sacrifice in 1971. The music singer Thanh Lan presented with scents so touched to choke down as she had been singing of the first 43 years by now. I remember in the movie theater "He is not where he died, Thanh Lan and Sunday School to close in a few viewers thought of medicine as Captain Nguyen Van Duong and Tran Thi Le her students are standing in front. 

        The next music is music that Tran Thien Thanh first composed in 1958, that the "Han Mac Tu" by Y Phung Thanh Thuy and performance, which is a combination of old and new singers are also initiatives unique in Central Asia during the program. Vocalist Thanh Thuy still bloom bureaucracy nực son, Y Phung, although still new enough to make them sing with her offline. Then, Truc Mai singer sang the "Han Mac Tu" in Viet Nam on the first old was also invited to the stage to tell some sad memories happy with the Japanese School. To make sure someone is wondering why the birth of music called Tran Thien Thanh Han Mac Tu. Because he likes this poet? As I think the Japanese School of very serious situation because the province, he was born and raised in Phan Thiet, where Mr. Hoang inert broker Floor overlooking the sea and also the location where an account poet par silver flowers for ill y. Also Phan Thiet also saw desperate love affair across the left of Han Mac Tu Mong Cam and the beautiful people that inspired him to write music so. Truc Mai on this occasion as well as a commemorative happy about the financial musicians flowers, in 1962, with her Japanese school and meet some artists Phan Thiet car performance. When the car to the forest is where the Vietnamese Communist usually the wrong night, the car stopped to siblings artists break in the customs line, he asked a Sunday school beverage sales that sell AK not? But because he said too quickly (it is a habit), so Japanese School salesperson asked Coca idea came no answer. Sunday School is back to talk with friends, "Now do not bring to myself to sell.
       The next music is "Sea salt" by the Japanese School (the old scene) and Dang The Luan presented. I love his voice from early Sunday School is a romantic white students hands full, now listen Now still enjoy the little table, system trade-lived because he was sorry we leave that to go to the free communication. Dang The Luan young singers have sweet voice communications please feel easy to attract people. The origin of this love song, it is in China Finance for a flight to Nha Trang performance, horizontal plane sky at Phan Thiet, Japan Field of view over the waters that covered the home stretch with a unperturbed system and get inspiration paper should write the song "Salty Sea".

         Singer Anh Khoa, Phan Thiet with a Japanese flavor the school tells the sad the happy life "underground''songs after" Liberation ". Siblings artists really groggy telecom systems themselves is Japanese School should be banned from singing "singing underground" make remote villages. As in Ca Mau, not happy happy promptly licensed "sung" is performed just before being banned only. Sunday School is said to contain Anh Khoa "sing their union is union Giang waves. You know the name of union song has meaning? Dear is the morning of the same union.
       One of the most famous love songs of the Tran Thien Thanh Lang Lang gentle tunes and lyrics ca is a lyrical romantic "love ái Castle" is presented by the UK Science and beautiful after a made in USA Dalena prolonged absence. Bass vocalist with the warm sweetness that additional action is very romantic nature, the artist has made me relive youth dreaming sessions with wonderful dating butterfly flowers on the streets of love leaves me lat inclusion on hair streams down smooth, the white shirt of the request process raw pupil. Who of us without at least once immersed in the dream castle built with expected ái tình. Financial flowers and young musicians have to say instead that we dream it.   

 Castles in the wild lovely
  
He just built its own to pick
          
Nam Loc is the MC to remind new music on the old village has four top male singer but it is often called the Four universe. That is Duy Khanh Hung Cuong, Finished Linh Truong and Japan. Singer Mai Le Huyen mao also add a third draft of the religious group from this universe is like the green so song with Duy Khanh Thanh Thuy, Linh regime coupled with Thanh Tuyen, Truong Nhat Thanh Lan and notices are eating alone Hung Cuong sure like the leopard should sing with Mai Le Huyen ... all the comments are. Next to the slide show a few pictures of Japanese school life with his first wife, Mrs. Tran Thi Lien (Tran Thien Thanh Toan's mother). Contact her love story was a reminder of her young musicians financial and flowers are so romantic poetry and Japanese School wrote music for his first love affair. What makes the audience emotion is strewn over how things change and although I moved the two had separated but still referred to the Contact her ex-husband with all heart. And beyond the altar she has set right between the Japanese School in Bao Loc. Design is an idea that proved that he is human friendly in any circumstances.        

         
Soldiers or music and fun of Tran Thien Thanh sure the "Love letter of troops" was presented by vocalist Trish cute and lively contribution of Asia 4. Use backpack to discuss a request to write in a way forest stationed. Oh! Why it romantic romantic than young men to cheer only war hero my training ơi lovely flowers!         

        
Next, Vietnamese regime Dzung asked how Linh feelings when he was honored as one of the music quartet based regime Linh answer is too afraid to name calling and again from now "the head and three broken mother" only It has a head one only. (Sao hear that resonance as "a temple columns" than his regime Linh ơi!) Finished Linh also enable the human eyelid Sunday School Referee flowers always found a nice block surrounded. But have so! Now, the two vocalists from second generation regime Vu Phuong Linh and sang "low deciduous" and "Mind the young soldier. Song "low deciduous" Tran Thien Thanh written to commemorate friends study in Phan Thiet, Lieutenant Vu Manh Hung, great captain TQLC heroic sacrifice in the Binh Loi bridge at Tet Offensive. Spirit is based processing plants surviving head of the quartet singing or spent, but the singing children Vu Phuong ca also do. Ca listen to "sing for people who are just down the way through, my heart in the belief business unfortunately chun who sacrificed in the fight to protect freedom of the South.        

         
In the talk show, singer Thanh Lan, a beautiful song with Japanese usually identified as outside the school financial situation put music, Japanese School also has the ability to write a movie script or something special that she is always portrayed with district him. By the public opinion that has two "eyelid together" and music "When people love me cry" by Tran Thien Thanh Thanh Lan has written for her to cry when he saw while filming drama. This also bolsters the Thanh Lan Oh no clear confirmation that the young musicians we are down to the Sun which said that a stock where to eat.
          
Own version of "When the love I cry" Nguyen Khang is the warm bass voice gently, still Ngoc Ha love the song "On the top winter Quiet as ru, singing love songs is" her job "that.
          
Tran Thien Thanh in music, sometimes we see popular music from the famous poet Ha Huyen Chi, Thuy Yen ... To the song "Afternoon on the Tam Giang poet Su Yen Thuy. Tam Giang Lagoon in Thua Thien is intersection of three rivers Ô Lau, Bo and Huong Giang province before emptying into the sea. I have heard that Tran Thien Thanh was popular music of this poem in a helicopter flight over the sun Tam Giang. Through music, two female singers and Uyen Le Thien Kim for the excellent voice baryton cloudy sky cloud has its silver body parts of the words young people in children 20 years of fierce battle in the South.         

         
Until now, despite having more than 40 years, I have not forgotten the free Truc Mai with the song "Seven days would wait" by Tran Thien Thanh. Her voice soaring high holy meat as free nightingale singing in the dawn sun warm gentle. Now that last adventure canvas origin of life, sat listening hybridization Truc Mai also love the old days with music, I see heart imperial eagle touched soul and gently drop into the sky peaceful ancient memories, a time of seven days But remember the wait would love "one way". Next, free song Y Phuong young music through the same point as shown in more cultural diversity of the technology.          

        
More entries later, Thanh Toan and Thanh Tuyen with the "Love Story Mong Thuong" has revived talk of love the heart of the Middle Captain BDQ Pham Thai and the girls Miss Nguyen Thi Mong Thuong. Talk to me because often disillusion feedback recalled two verses in the song "Violet flower sim" by Huu Loan that her pupil age he is enthralled me as upper mode time:
 
But not fatal fire and smoke boy
That the girls died under the post - Thanh Tuyen internal forces still deep in post-communist with the role of payment when expressing their music side of the body. This would also like to digress a bit on the arranger known fix is basically music of our compatriots on the past, the last sentence of music is often Mong Love Story "her appointment tomorrow he lives" so we automatically change sides is "her angry young abortion.  
        
Japanese school life at the extremely dramatic loss of brain masonry, were banned from singing Communist Vietnam should he and his family are very wrong of coal. Many underground at him to sing only in exchange for including rice, cooking oil tanks ... Than ôi! a talented artist as diverse as Japan, but also at school functions hiu distress to the this! 
    
Son point is worth saying that although he does trù bordering the patio is level with upright gas radiant smiles artist, not violence, to pray for khuất Security, he has never written a music that praised the regime flattering Others whole nation to shame seat punk label. Norway is the Universe disability khuất it.  Finally to 1993, Japan has set foot school within the United States to hand warm hospitality, full of sincere co-workers incubated artists and fans of his compatriots.       

        
Back cultural shows, Don Ho singing "Love the love last" is the style of performance is characterized pertinent. 

      Among the love song of Tran Thien Thanh, perhaps the music "Never separate the" is lyrical and romantic popular. Particularly for me is a sad memories unforgettable. Number is in the student activities office technology, I just finished singing this music is a friend to say is that adjacent ear "People love coming to your car and cotton. Sun ơi! Just ca "never separated" so soon after was "eternal way stop" then the result is pain over the fires have not you? Today, music is the ca by Kim Anh and Vu Tuan. Often hear the new song Now Kim Anh, bass voice still call and frisee cute hair, and despite the timeline accidentally color, Kim Anh also charming young beauty as ancient. Long skirts over cerulean gentle and witty performance style, she did make some viewers see "that they may, life still cute" much rather know. Thought should also say more about the origin of this love song as the words of the singer Minh Hieu Tran Thien Thanh has put the completion date had to run home to introduce Hongzhi and she was the first song of this.       

        
Next, all "U.S. Marine" is the Japanese Yen and Da with ca Tuan Khai a young vibrant images that highlight the young men love the sea most proud flowers once fermentation to remember every girl velvet bag train station away.
          
Ever, I thought the music "The trip of light is composed of musicians trying Manh Phat now I actually" turn back "when listening to female singers Thanh Tuyen certified music is raw Tran Thien Thanh's marine then he sold the copyright for Manh Phat. And "Trip to light" today is presented by Hoang Oanh and Trung Chinh. Hoang Oanh sweet voice communications still feel like that early. China Chỉnh own though busy with tu-beep also heavy debt situation ca. I remember feedback forty years ago, Middle School Chỉnh Nguyen Dinh Chieu My Tho after my second class, he would normally show up in the song written by tech help please compatriots Company Information Provincial organizations who have thought ten years later, his pupil became famous singer south.       

        
There are many stories that the book DVD Japanese school I discovered such as the one previously known singer voice bureaucracy is the son Thanh Thuy Phan Thiet with a Japanese flavor College, recounted how she heard this commemorative happy sad early pupil with him letters Tran Thien Thanh and also the way neighbors.
Summer 1966, flights accompanied Branch of the Air Force in the work of the enemy type, Tran Thien Thanh wrote the music "Snow White" that all men are preferred aircraft is the vocalist of the chickens the Si Phu and singer Philip Huy. Quote Si Phu video store at the time of birth gentle voice as clouds drift plus the free song Philip Huy also settled the peaceful, both drew a vast space mit mosquito with white clouds sky snowflakes. Write here, my mind to verse:   White still no disaster du du   (Thousand years wandering the white cloud) the song "Yellow Crane Tower" by poet limitation periods that saw predecessors and post-birth đám still feel the same connection. I was sitting alone on each aircraft altitude 30.000 feet through the window frame, that the phrase white clouds rolling grade class that I think of "Snow White" by Tran Thien Thanh.
          
Here the audience to enjoy one of the soldiers romantic music most romantic "The love of men" through language and song Ngoc Minh Doanh Company. Ngoc Minh though few appeared on stage but still charming style of, Business Enterprise with fresh young voice of St. exit. Old days, though still a student hand full of dreams but not white men but I want the words of ca Tran Thien Thanh that she's singing to me that: If they are not lovers of men , Who will pick you up after school on tan .
associated with her instant change back:

- British troops should be where the first song so.

     
I went VNA answer:
          
- Now is he is not a soldier but a recent date, then he will be the first soldier, the song now it was not a bit romantic?

       
Program was followed with vocalist and Bang Tam Phuong Dung in that song "Ta from the night - from which she sad. Go white label of the voice is still soaring high vibrations early thought of as far xua.The the young Bang Tam has attached at the right time to get more music of the flexible motion is surfing. Before that, I know the "Since then she sad" by Tran Thien Thanh written love story tells of the painful experiences of a girl with a soldier Phan Thiet gave up his place battle. 

          
1972 summer red fire, Battalion 11 Although the Nguyen Dinh Trung Ta Bao had his capital from the hill before Charlie sea power to attack more than two persons of the Vietnamese Communist divisions. Tiger Army Lake epidemic, hero named Nguyen Dinh Bao Temple had VNA debt mountain rivers meet. In the speech, writer Phan Nhat Nam was extremely touched to express regret and gratitude to Tran Thien Thanh thanks for the music of his troops sent to the new climate of known names pass pork intake Death messy as Charlie, Bastogne, Kregg ... and also empathy that's hard time risk VNCH War soldier. Tran Thien Thanh, and also wrote up so emotional about the sacrifice of Lieutenant Colonel Privacy majestic through the song "The stay Charlie" that Lam Thuy Van Lam Nhat Tien and with choking voice nực bloom scents Others audience hydrated lived return to the Highlands where the sun images Colonel Nguyen Dinh Bao radiant smiles the glory of soldiers of the Republic hilltop Charlie.

          
At this point, the Organizing Committee for the voice pronunciation of Japanese living at school funds. Voice young musicians hear sad financial system deposits flower ambiguous realms such a distance from any expectations of "If something would be said about me I just say that I am a very ordinary musicians, grew up during the primary campaign, it is affecting my music is beautiful and exciting images of soldiers for war VNCH I solemnly store until my eyes. " 

          
As mentioned above, sometimes Tran Thien Thanh popular music has a poem like song "widow poetry lamb" by Ha Huyen Chi through the presentation of the Diem Lien and Minh Shipping. Diem Lien at some later shook down shook his head as his voice ring performances and a soul than ru. Intelligent Information although not new but less skilled are matched pairs duet with Diem Lien. 

Tran Thien Thanh foreign talent also love writing music category of complaints about folk music contingent as well as "The Ao Ba Ba" is Ngoc Huyen presented the results correctly is the right person.
          
There are a few things to notice anyone until now and Vietnamese Loc Nam Dzung stated that many new music Tran Thien Thanh were referred to the green. Perhaps because the name of Tran Thien Thanh reasonable amount? Now you go with my legs under South Vietnamese Loc Dzũng music score with his blue.
          
Then one afternoon she showing any new clothes clouds over blue sky (early Spring Weddings)
          
Son hard life beyond university obscure blue sea (Sea salt)
          
Oh! Land on the cool green hills, the faint cry of love grass War (UK where he is not dead)
          
Appointment this afternoon and not see em, dress em lukewarm to the blue night (Story dating)
          
Left in the spring again to fire and smoke of war, spring is green, green like the situation with his children (encoded in Minutes)
          
Forest green Government green tree path (lower leaf forests)
          
Although the situation is fragile, when we love our blue heart (Love the last love)
          
Mail soldiers not sky blue color as the dream where you (Love letters of soldiers)
          
This blue shirt blue bay as tình ái (Snow White)
          
Colors like sky you know he has bồi feedback select color blue shirt (wait seven days forward)

          
There is a sad story in the life of the Japanese school where refugee Nam Loc has revealed that he had to the U.S. more than 13 years but only received a green card three months before he lies down. The artist is touring around the world is very specific to the Japanese school suffer tied hands and feet because green card. Sadly for him.
          
Arts next section, Mai Le Huyen still swaying with the lively young singers Anh Minh fresh through the song "Love is like no.

          
Alternative programs, singer Meilan spouse of a Japanese school voice filled with emotion has described the last moments of Young musicians Financial flowers, extremely calm him before going out and Convention to the final as he was resting on land home, Bao Loc district, Lam Dong Province. A moving image is at Meilan guide your little boy element of two of Tran Thien Anh Chi really cute the "Welcome to you. Here I saw many small audience of raw makes my tears fall down or not well at that. Sunday School ơi! Everyone is sorry his trade. Be peaceful abode where the eternal, a place with khongb hatred and injustice. 

          
Next, the music is famous Bolero''Story''and''dating''by the U.S. Virgins and Manh Dinh Tuan Chau said to show the mood of the boy was found short of training for climbing trees. Particularly the song "United virgin" originated from a species to see wildflowers, flowering shy but Tran Thien Thanh think of a romantic love story, then indeed he has a sensitive soul and very rich imagination. 

          
Excellent program of entertainment was ended with fun music agitation "for his application of the" two young vocal and lively Cadin Thien Huong. Listening music "raven" is inevitably have some audience feedback bồi recalls his ancient times also had a block house number and street children for pleasure is a nice way to address 36 Hoa Hung as he hí immediately hung the next day for rush entenue properly and to visit her three assistant fire because the number of crystals that ... Chi Hoa.  

         
Tran Thien Thanh on music people say he is the king Bolero because most music is composed as he can this example: English for the children, Snow White, Sometimes I fall sometimes, Weddings in Spring, Fort absence Spring afternoon, minute delivery season, never separated, the forest is low, Sea salt, to date him, Sixteen full moon, U.S. Marine, Han Mac Tu, Story dating, United afternoon, U.S. Virgins, from the Ta night, from which you sad ...
          
Tran Thien Thanh music in general is quietly shaking tunes feel appropriate for all people of all ages, lời bình ca allergic lovely people close to the soul, can easily sing tone Bolero mass. That is why many people love him like music.

          
After nearly four clock drop more fun sad memories on a home now thousands of identical and separated by the footsteps of the Japanese School of ups and downs, no one inevitably does not suck-lived transient little sympathy for him ca musician flower bad financial numbers. Please lower compression instructions eternal memorial he pleased. 

     
In short, this book is a DVD with high artistic value that we should celebrate with him as a musicians account is to leave flowers just how sorry trade in the thought of fans.  

  
Sunday School ơi! He is not where he died.    
Toronto April 24, 2006                                     Nguyen Tran